Chuyển đến nội dung chính

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 2-6 tuổi

Trẻ cần ăn đủ đạm, chất béo omega-3 từ cá, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau, củ, quả, dầu ô liu; hạn chế thức ăn nhanh, nhiều đường, muối... để phát triển khỏe mạnh.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mỗi độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ trưởng thành. Phụ huynh cần nắm các nhóm chất cần thiết và nhu cầu mỗi ngày theo độ tuổi, từ đó phân bổ nhóm thức ăn hợp lý để có những khẩu phần cân bằng, dinh dưỡng; đồng thời biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con về sau. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi.
Các nhóm chất cần thiết cho trẻ
Giai đoạn 2-6 tuổi là thời điểm chuyển tiếp quan trọng sang độ tuổi học đường. Có 3 điều mà cha mẹ nên quan tâm: trẻ phát triển hành vi ăn uống, tăng trưởng thể chất, phát triển não bộ.
Cụ thể, trẻ sẽ phát triển một số hành vi như lựa chọn thực phẩm như thích hay không thích, thậm chí không quan tâm. Các em cũng thích làm chủ trong bữa ăn, rõ rệt nhất khi 3-5 tuổi; thích món mới, lạ và vui (đặc biệt ở 4-6 tuổi).
Trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo từng độ tuổi.
Trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo từng độ tuổi.
Về thể chất, mức tăng trưởng của trẻ sẽ có xu hướng ổn định. Ví dụ như trước đó trẻ bụ bẫm thì độ tuổi này sẽ gọn hơn. Điều này cũng gây cho nhiều cha mẹ có tâm lý sợ con bị ốm hay tăng cân không đủ. Thực tế, trẻ vẫn tăng trưởng, chỉ là điều chỉnh để khỏe mạnh hơn. Một số nghiên cứu quan sát cho thấy béo phì sau 2 tuổi có liên quan đến béo phì ở độ tuổi trưởng thành. Tốt nhất là trẻ cần tăng trưởng khỏe mạnh và đầy đủ, hơn là nhìn bụ bẫm dễ thương. 4-6 tuổi, trẻ có một đợt tăng trưởng nhanh để giúp trẻ bước sang độ tuổi đi học, dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng quan trọng.
Giai đoạn 2-6 tuổi, trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhận thức và tư duy. Ngôn ngữ cũng phát triển nhanh, nên nếu muốn để trẻ học ngoại ngữ, cha mẹ có thể cho bé làm quen khi 3-4 tuổi.
Để đáp ứng nhu cầu cho các sự phát triển trên, cần chú ý các nhóm chất quan trọng, gồm: đạm, chất béo omega-3 từ cá, bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn và rau củ quả vì nó giúp trẻ phát triển não bộ, miễn dịch. Nhóm dầu rất cần thiết cho hoạt động trí não. Khuyến khích dùng những dầu có chất béo bão hòa thấp như như dầu oliu, dầu hướng dương.
Hạn chế các sản phẩm thức ăn nhanh như gà rán hay bánh hamburger. Tránh cho bé ăn bánh kẹo, nước ngọt, bánh snack vì dễ gây "nghiện". Những thực phẩm này còn có thể làm trẻ no giữa các bữa ăn; chứa đường, chất béo không tốt, nhiều chất phụ gia khác...
Quan trọng nhất là tính đa dạng của thực phẩm, không nên chỉ tập trung vào một số loại nhất định nào đó. Để tối ưu sự phát triển thể chất và trí não, cần gia tăng các hoạt động thể chất như đi dạo công viên, chơi bóng, nhảy dây, bơi lội...
Gợi ý phân bố nhóm thức ăn cho trẻ
Thực đơn cụ thể:
- Sáng: Một chén bún, 40g cá chiên và ít rau thái nhỏ. Cách bữa trưa 1,5 tiếng có thể cho bé uống 120ml sữa.
- Trưa: Một chén cơm và 20g rau mồng tơi nấu thịt, 40g thịt ram xé nhỏ. Sau 30 phút, cho bé ăn 5 trái dâu.
Xế trưa có thể cho bé ăn một trái chuối và một miếng pho mát
- Chiều: Một chén cơm, 40g canh súp cà rốt và su hào nấu thịt, 40g cá chiên. Sau 30 phút cho bé ăn 5 trái dâu.
- Tối: Trước ngủ 2 tiếng cho bé uống 120ml sữa.
Lưu ý, tùy theo mỗi bé mà mẹ phân bố linh hoạt khẩu phần mỗi ngày. Với bé 2-3 tuổi, mẹ có thể giảm 1-2 phần từ nhóm cơm gạo hoặc rau củ quả nếu trẻ ăn ít, nhưng nhóm thịt, cá và nhóm sữa vẫn nên giữ nguyên. Nếu trẻ đi học hoặc đi chơi xa, mẹ có thể chọn các món ăn nhẹ như bánh ít đường, muối hoặc sữa hộp để cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết trong ngày.
Trẻ con vốn năng động, trường hợp khó ép trẻ vào khuôn khổ 3 bữa một ngày thì nên có thể linh động chia nhỏ bữa ăn để hiệu quả hơn. Ví dụ như 3 bữa chính nhỏ thêm 2-3 bữa phụ (bánh lạt, sữa hộp, tôm lăn bột...).
Có một số nhóm dinh dưỡng quan trọng hơn trong giai đoạn này, phụ huynh nên phân bổ đều trong tuần thay vì theo ngày. Cụ thể mức ăn mỗi tuần là:
- Nguồn đạm tốt: Thịt bò hoặc heo (2 ngày); thịt gà hoặc cá (2-3 ngày); trứng và sữa, phô mai (rải rác 2 ngày).
- Cá có chất béo omega-3 tốt: Cá thu, cá hồi, cá chép, lươn nên ăn 2 ngày mỗi tuần. Một ngày ăn khoảng 80-100g thịt cá đã nấu.
- Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn: Duy trì ít nhất 2-3 ngày.
- Rau củ quả: Theo ngày thì 3 loại rau củ và 1-2 loại quả. Nếu theo tuần, cứ mỗi 3 ngày phụ huynh nên mua 5 loại rau củ và 3 loại quả để dễ dàng lên thực đơn cho trẻ. Điều này vẫn đảm bảo tính đa dạng thực phẩm mà bé ăn vào.
Những lầm tưởng khi lên thực đơn cho con
Thực tế vẫn còn nhiều cha mẹ có nhiều suy nghĩ rằng trẻ to béo mới là khỏe mạnh. Tuy nhiên, to béo chỉ cho thấy trẻ tăng cân nhanh, nhưng không thể nhận định rằng việc phát triển này theo chiều tốt hay xấu.
Nếu thu nạp nhiều năng lượng và chất béo, trẻ có thể mập mạp, nhưng to béo này lại dẫn bé có nhiều nguy cơ sức khỏe sau này. Đôi lúc, nhìn trẻ mập mạp nhưng trẻ có thể thiếu vi chất như thiếu vitamin D, sắt...
Một ngộ nhận khác của phụ huynh là trẻ ăn nhiều thịt cá sẽ to cao. Có nhiều bé ăn chén cơm đầy thịt cá. Mẹ cứ đút bé ăn, nhưng bé cứ đẩy ra và chỉ ăn cơm trắng. Thịt, cá là nguồn đạm cần thiết cho tăng trưởng của trẻ, nhưng nó phải đúng và phù hợp nhu cầu độ tuổi thì mới giúp phát triển.
Đạm cần thiết cho hệ cơ phát triển và tham gia cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động miễn dịch trong cơ thể. Đạm là một chuỗi những axit amin, trong đó có những axit amin cơ thể chỉ lấy được từ thực phẩm hàng ngày, gọi là axit amin thiết yếu. Thiếu những axit amin thiết yếu này, cơ thể trẻ có thể gặp bệnh lý. Thịt, cá, trứng và sữa là nguồn tốt và đầy đủ nhất cho axit amin thiết yếu này. Do đó, cần phân bổ đều trong bữa ăn.
Cung cấp đủ và đúng lượng đạm cần thiết mỗi ngày giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Cung cấp đủ và đúng lượng đạm cần thiết mỗi ngày giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Đạm còn là các đơn vị xây dựng chính cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, hình thành và thay thế tất cả các tế bào, mô..., giúp bé phát triển thể chất, tăng cân và phát triển kích thước cơ thể; từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Chất này còn là thành phần quan trọng cấu tạo nên các kháng thể giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh, tăng cường miễn dịch của trẻ.
Nhu cầu đạm của trẻ luôn thay đổi ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ mầm non (3-5 tuổi) có nhu cầu đạm là 25gram một ngày, lượng đạm này tương đương với: 138,9 gram thịt bò; 131,6 gram thịt lợn; 147,1 gram cá chép; 156,3 gram trứng gà; 100-119 gram đậu, đỗ.
Nếu dư đạm có thể làm trẻ béo phì và gặp vấn đề sức khỏe khác. Để đo lượng đạm trẻ cần cho mỗi bữa ăn, phụ huynh có thể dùng phương pháp bàn tay của Bộ Y tế Anh.
Cách ước lượng chất đạm cho một bữa ăn của bé.
Cách ước lượng chất đạm cho một bữa ăn của bé.
Ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ thích hợp với những nguồn cung cấp đạm khác nhau. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất cũng như được truyền kháng thể quý giá từ mẹ.
6-24 tháng tuổi, kích thước dạ dày của vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa lượng lớn thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng... để đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp đạm chính, giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh. Nên duy trì cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt đến 18-24 tháng. Trong trường hợp không thể tiếp tục duy trì cho bé bú mẹ, có thể lựa chọn các loại sữa có hàm lượng đạm gần bằng sữa mẹ và có tỷ lệ đạm whey tối ưu để dễ tiêu hóa và không thừa cân, béo phì.
Giai đoạn 24-36 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cứng cáp và ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, đồng thời, lượng thức ăn mỗi bữa cũng tăng theo. Cần cân đối tỷ lệ chất đạm trong mỗi bữa ăn hàng ngày để giảm nguy cơ thừa cân béo phì. Đối với sữa, nên ưu tiên loại sữa có hàm lượng gần bằng sữa mẹ và có tỷ lệ đạm whey tối ưu để dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, cần lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội...).

Nhận xét

Bài xem nhiều nhất

Chuyên cung cấp yến sào sỉ & lẻ - Yến Sào Cao Cấp Khang An - Bình Phước. LH: 0902568750

Chuyên cung cấp yến sào sỉ & lẻ - Yến Sào Cao Cấp KHANG AN - Bình Phước. -----------------------------❤️❤️❤️------------------------------- ⚡️Yến thô ⚡️Yến tinh chế ⚡️Yến rút lông nguyên tổ ⚡️Yến tươi ⚡️ Chân yến thô ⚡️ Chân yến làm sạch -------------------------------------------------------------------------- 📩☎️ Liên hệ sdt: 0902 568 750 (Zalo, viber, Whatsapp) - Giá tốt cho các khách mua sỉ,lẻ. -------------------------------------------------------------------------- #yensao#yensaosile#yentho#quatang#suckhoetuyen

Phân Phối Sỉ Yến Sào Thô - Giá: 19,000,000 vnđ/kg - Liên hệ: 0902568750

Phân Phối Sỉ Yến Sào Thô - Liên hệ: 0902568750 Giá: 19tr vnđ/kg ( giá bán tháng 3/2023); - Tổ yến: Từ 13 đến 15 tổ/ 100gr; - Xuất xứ: Bình Phước & Khánh Hòa. ------------- Hotline: 0902.568.750 -Mr Sơn www.yensaokhangan.com mail: yensaokhangan@gmail.com ------------- #yến #sào #thô #còn #lông

Nước yến sào cho người già lớn tuổi: lợi hay hại?

  Nước yến sào cho người già lớn tuổi: lợi hay hại? Ảnh minh họa Nếu bạn không có nhiều thời gian để chế biến tổ yến, có thể chọn yến chưng sẵn cho người già sử dụng. Nước yến chưng sẵn vừa dễ dàng sử dụng lại không lo lắng vấn đề bảo quản như tổ yến. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng có trong nước yến chưng sẵn kém so với yến sào nguyên chất vì vậy việc sử dụng yến sào nguyên chất cho người già lớn tuổi là lựa chọn hàng đầu vì yến sào nguyên chất mang hàm lượng dinh dưỡng cao và hơn hết chúng ta có thể đa dạng cách chế biến khác nhau tạo nên những món ăn vừa kích thích vị giác vừa mang lại dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe người cao tuổi. YẾN SÀO KHANG AN  ��   Yến Sào Thô: Giá Liên Hệ 0902-568-750; ��   Chân Yến Sạch:   Giá Liên Hệ  0902-568-750 ; ��   Yến Vụn Đắp Tổ:   Giá 2.300.000 vnđ/ Hộp/ 100gr; �   Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn :   Giá 3.000.000 vnđ/ Hộp/ 100gr. - Tỉ lệ sợi gãy/đứt và sợi nguyên: 50%-50% bề mặt, phần bụng sợi vụn. ��   Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn Đặc Biệt :   Giá Liê

Sinh tố nho mát lạnh ngày hè nuôi dưỡng làn da căng mọng

  Việc bảo quản nông sản tươi càng tốt thì càng giữ được lâu hàm lượng vitamin. Nếu ăn không hết bạn có thể đông lạnh nho để giữ nguyên hương vị và có lợi cho sức khỏe Sự kiện:  Kiến thức chăm sóc da �   Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn :   Giá 3.000.000 vnđ/ Hộp/ 100gr - Tel:0902-568-750 Sự phong phú của các sản phẩm tươi vào mùa hè khiến bạn thường xuyên mua thừa thãi dẫn đến phí phạm vì đồ nhanh ôi, hỏng. Tuy vậy, việc bảo quản nông sản tươi càng tốt thì càng giữ được lâu hàm lượng vitamin. Nếu ăn không hết bạn có thể đông lạnh chúng để giữ nguyên hương vị và có lợi cho sức khỏe. Nho từ xa xưa đã được công nhận là thực phẩm của các vị thần, một loại trái cây giúp làn da trẻ đẹp. Chứa nhiều vitamin K, C và B6, kali, đồng, chất điện giải và khoáng chất, nho cũng rất giàu chất dinh dưỡng thực vật carotene, lutein và zeaxanthin, tất cả đều là những chất chống oxy hóa mạnh. Nho là một nguồn chất dinh dưỡng tuyệt vời để bảo vệ làn da của bạn sức khỏe tổng thể và lâu dài, chứa một lượng chất xơ

8 lợi ích khi thức dậy sớm

  (VTC News) -  Nghiên cứu khoa học chứng minh người dậy sớm mới là người tận hưởng sức khỏe, hạnh phúc, sự minh mẫn và vô số lợi ích khác. �   Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn :   Giá 3.000.000 vnđ/ Hộp/ 100gr - Tel:0902-568-750 Giúp giảm cân: Thời gian bạn tiếp xúc với ánh sáng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Những người tiếp xúc với ánh sáng chủ yếu vào buổi sáng có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn những người tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn vào buổi chiều. Lái xe an toàn hơn: Khi chuyên gia yêu cầu các “cú đêm” lái xe vào lúc 8h sáng, không ngạc nhiên khi thấy họ lái xe ẩu hơn và mất tập trung hơn so với thời điểm 8h tối. Tuy nhiên, khi những người dậy sớm được yêu cầu tương tự, họ cho thấy sự tập trung và cẩn thận vào cả hai thời điểm trong ngày. Đó là bởi người dậy sớm thường chú ý đến chi tiết hơn, tập trung cao độ hơn. Chủ động hơn: Mặc dù người thức khuya thường thông minh và sáng tạo hơn người dậy sớm, nhưng người dậy sớm lại có khả năng thành công cao hơn trong kinh doanh.

7 cách tự xem mình Còn Sống được bao lâu - Sống Khỏe

  7 cách tự kiểm tra mình đoản thọ hay sống lâu... Theo như các chuyên gia về sức khỏe, không có cách chắc chắn nào để xác định chính xác chúng ta sẽ sống được bao lâu, nhưng hiện tại có một số ít các bài kiểm tra quý vị có thể thực hiện để biết tình hình sức khỏe cũng như mình có thể sống đến “đầu bạc răng long” hay không. Để biết chi hơn về các cách nhận biết này mời quý vị theo dõi video sau đây #songkhoe   #songkhoesongtot

Bệnh tay chân miệng bùng phát ở TP HCM

  TP HCM–  Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, chật kín bệnh nhi tay chân miệng, hơn 200 trẻ điều trị ngoại trú, 43 trẻ nằm viện, cao gấp đôi tháng trước. Từ đầu tháng 10, số ca tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 bắt đầu tăng. Hiện, trung bình mỗi ngày khoa Nhiễm - Thần kinh nhận nội trú mới khoảng 20 bé. Tổng số bệnh nhi nằm viện dao động 40-50 trẻ, trong đó luôn có 3-4 bé bị nặng, phải hồi sức tích cực. Riêng phòng khám ngoại trú tiếp nhận 200 trẻ bị tay chân miệng mỗi ngày, bác sĩ Dư Tuấn Quy, phó trưởng khoa cho biết. Suốt hơn nửa đầu năm, vì ảnh hưởng của Covid-19, trẻ chưa đi học lại nên số ca bệnh rải rác không đáng kể. Bác sĩ Quy dự báo dịch tay chân miệng đã vào chu kỳ bùng phát nhưng chưa chạm đỉnh, sẽ còn tăng mạnh trong những tuần sắp tới. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố, tuần qua TP HCM ghi nhận 886 ca tay chân miệng, cao nhất từ đầu năm đến nay. Trong đó, quận 5, Bình Thạnh, Cần Giờ, Gò Vấp ghi nhận số ca bệnh trong tuần tă