Yến sào từ lâu đã được xem là một trong tám món “bát trân” từ thời xa xưa nhằm bồi bổ sức khỏe nói chung và tăng cường hiệu quả cho phổi nói riêng. Bạn hãy cùng Yến Sào Biển Đông tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng của yến sào đối với phổi nhé!
Yến sào ngoài tác dụng nâng cao sức đề kháng thì yến sào còn có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của phổi. Giúp phổi hoạt động tốt hơn, tránh được các bệnh lý về phổi, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ. Đây là những người dễ mắc các bệnh về phổi nhất.
Tăng cường hoạt động của hệ hô hấp
Với vị ngọt, tính bình, tác dụng nổi bật của yến sào là tác động tích cực trực tiếp đến vị và phế. Vì thế, người có tiền sử hoặc đang điều trị về các bệnh hô hấp nên sử dụng yến sào để củng cố sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trao đổi chất và phục hồi nhanh chóng.
Các khoáng chất và tác dụng của yến sào giúp cải thiện khả năng hô hấp, bổ phế, giảm ho và tiêu đờm. Các triệu chứng ho hen, viêm phế quản sẽ được giảm đáng kể.
Yến sào có tác dụng làm sạch phổi.
Các bệnh lý liên quan đến “bộ máy làm sạch cơ thể” của con người là phổi thì rất nghiêm trọng và nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế, việc bổ sung chất dinh dưỡng cũng như chăm sóc lá phổi là rất quan trọng.
Yến sào với 100% thành phần thiên nhiên, với hơn 18 loại acidamin đặc trưng có khả năng làm sạch phổi và ngăn ngừa hiệu quả nhiều biến chứng hoặc bệnh lý liên quan hệ hô hấp.
Tác dụng của yến sào giúp giảm sự thoái hóa của cơ quan hô hấp.
Để đề cập đến tác dụng của yến sào đối với phổi thì phần lớn các chất chống oxy hóa hiệu quả có trong yến sào là Selenium, Glycine. Hai chất này hỗ trợ ngăn chặn quá trình lão hóa, thoái hóa nói chung của cơ thể và hệ hô hấp nói riêng.
Bên cạnh đó, Isoleucine có tác dụng phục hồi cơ thể cùng Leucin hỗ trợ tăng trưởng các mô, tế bào trong cơ thể những người đã – đang điều trị các bệnh về hô hấp.
Tác dụng của yến sào đối với sức đề kháng của phổỉ
Đối với các triệu chứng và bệnh xuất phát từ siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng liên quan đến phổi, tác dụng của yến sào còn hỗ trợ giảm ho, tan đờm.
Tác dụng của yến sào đối với việc hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Theo Đông Y, yến sào có vị ngọt, tính bình, tác động chủ yếu vào 2 kinh là phế và vị nên việc điều trị bệnh hen suyễn, người bệnh có thể kết hợp việc sử dụng yến sào.
Với những phân tích về chất dinh dưỡng của yến sào cũng như tác động chủ yếu, yến sào giúp làm sạch phổi, tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống lại các vi khuẩn siêu vi gây nên viêm niêm mạc đường thở (hệ hô hấp).
Theo Đông Y, tác dụng của yến sào đối với phổi là dưỡng âm nhuận tasoa, bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng huyết.
Hơn nữa, sử dụng yến sào trong việc chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp, yến sào còn giúp tăng cường chức năng trao đổi ở phổi. Giúp bổ phổi, trừ ho, hạn chế các tổn thương. Hỗ trợ chữa các chứng bệnh hen suyễn, khó thở, ho mãn tính, đờm hoặc ho ra máu,..
Cách sử dụng yến sào như thế nào để yến sào phát huy hiệu quả tác động đến phổi?
Cách cơ bản nhất khi chế biến món yến sào chính là “chưng yến với đường phèn” vì nó dễ chế biến đối với nhiều gia đình, từ những người mới bắt đầu dùng yến cho đến những người đã dùng từ lâu.
Để đem lại hiệu quả cao nhất đối với người lớn tuổi bị ho thì món yến sào chưng đường phèn rất phù hợp để sử dụng bởi đường phèn cũng là loại thực phẩm có tác dụng trị ho và giảm các triệu chứng viêm họng, viêm phế quản. Tuy vậy, khi chế biến, chúng ta vẫn nên chú ý sử dụng đúng theo liều lượng.
Hướng dẫn chưng Yến Sào với đường phèn
Tháng đầu tiên: mỗi ngày dùng khoảng 5g/ngày, nên dùng khoảng 150g yến/tháng.
Tháng thứ 2 trở đi: dùng cách ngày 1 lần đều đặn khoảng 5-8g, nên dùng khoảng 100g yến/tháng.
Nên sử dụng tổ yến lúc còn nóng để giữ ấm cho cơ thể đồng thời dùng vào lúc đói để tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.Sử dụng trong thời gian từ 2 – 3 tháng rồi giãn cách thời gian sử dụng ra nhằm thu được tối đa hiệu quả mà yến sào mang lại.
Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột bằng cách giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh.
Ngoài ra, kết hợp đồng thời các thói quen và chất dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh ho hoặc hô hấp ở người lớn tuổi, cần:
- Lau khô và làm ấm cơ thể khi bị dính nước mưa; tắm nước ấm.
- Giữ giấc ngủ trong đêm vì việc thường xuyên mất ngủ (thường gặp ở người cao tuổi) sẽ giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
- Vận động nhẹ thường xuyên, có thể đi bộ thong thả từ 20 đến 30 phút lúc chiều tối.
- Uống một ly sữa ấm trước lúc ngủ để giảm thiểu việc hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ.
- Nên ăn nhiều khoai, củ, bí, bầu, mướp, khổ qua, mồng tơi, bồ ngót, rau muống, xà lách. Những thực phẩm này giúp cơ thể hấp thu tryptophan, một amino acid có lợi cho giấc ngủ.
- Bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh để duy trì cân bằng thân nhiệt.
Nhận xét
Đăng nhận xét