Chuyển đến nội dung chính

Con người hiện đại và nhu cầu về cuộc sống tâm linh

 

Theo Phật giáo, con người được hình thành từ năm uẩn. Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp. Do đó không có linh hồn bất tử, tùy theo nghiệp nhân, nghiệp quả mà sau khi mạng chung được sanh vào đời sống này hoặc đời sống khác. Mục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau. Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn.


1. Tâm linh là gì?

Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?

Theo Carl Jung, đại biểu nổi tiếng của ngành tâm lý học mệnh danh là tâm lý học chiều sâu, thì linh hồn cũng là một hiện tượng tự nhiên như các hiện tượng tự nhiên khác… Không có một bệnh nào của thân mà không có sự tác động của yếu tố tinh thần. Cũng như trong nhiều bệnh rối loạn tinh thần, cũng có sự tác động của những yếu tố của cái thân vật chất. Thân và tâm không cách biệt nhau. Cả hai đều cùng một sự sống duy nhất.

Jung phê phán một số các nhà khoa học phương Tây chỉ thừa nhận các hiện tượng vật chất là có thật, còn các hiện tượng tinh thần thì họ đánh giá là không  thực hay là siêu thực. Jung ca ngợi thái độ các nhà minh triết phương Đông khi đối diện với những hiện tượng tâm lý như xuất hồn, gọi hồn, nói chuyện với người đã chết thông qua trung gian, của những người gọi là ông đồng bà cốt. Những người này cho rằng đó là những sự kiện tâm lý đặc biệt của một số người đặc biệt; chỉ thế thôi, họ không vội gán cho những sự kiện đó những nhãn hiệu như là siêu nhiên, siêu thực v.v… Jung bảo rằng, chúng ta chỉ biết được thế giới trong chừng mực mà cấu trúc sinh vật và tâm lý của chúng ta cho phép. Tức là có một phần lớn của thế giới và vũ trụ nằm ngoài tầm nhận thức và nắm bắt của chúng ta.

Cũng có ý kiến, phải chăng từ tâm linh có nguồn gốc ở các tôn giáo thần quyền, với truyền thuyết Thượng đế tạo ra con người. Có tôn giáo cho rằng Thượng đế tạo ra con người đầu tiên rồi thổi hơi thở của Ngài vào đấy, và hơi thở đó chính là linh hồn, là cái thiêng liêng, cái  bất tử ở trong con người. Linh hồn ở trong con người sở dĩ linh thiêng và bất tử, chính là nó được Thượng đế tạo ra với hơi thở của Ngài. Do đó, theo tôn giáo thần quyền, thân người thì có sanh có diệt, có sống có chết nhưng linh hồn thì sống mãi, bất tử vì là linh thiêng. Tâm linh có thể được hiểu là chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người. Đó là hàm ý của từ tâm linh, hay linh thiêng.

Còn quan điểm Phật giáo như thế nào? Theo Phật giáo, con người được hình thành từ năm uẩn. Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp. Do đó không có linh hồn bất tử, tùy theo nghiệp nhân, nghiệp quả mà sau khi mạng chung được sanh vào đời sống này hoặc đời sống khác. Mục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau. Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội  tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn.

2. Con người hiện đại và nhu cầu của cuộc sống tâm linh

Có nhiều quan điểm phê phán con người hiện đại; nói chung, các quan điểm ấy cho rằng con người hiện đại là con người đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn thứ nhất, do kinh tế phát triển, con người hiện đại có thể trở thành giàu có. Thế nhưng, đời sống nội tâm ngày trở nên trống vắng, cô đơn, dẫn đến sự đam mê dục lạc. Có thể nói, con người hiện đại là con người hưởng thụ. Mâu thuẫn thứ hai của con người hiện đại là xu hướng máy móc làm việc thay người. Con người biến thành một cái máy, bị chi phối bởi những dục vọng thấp hèn. Mâu thuẫn thứ ba của con người hiện đại là biết nhiều thứ, nhưng cái cần thiết thì lại không biết: Con người hiện đại không biết chung sống hòa bình, không biết tôn trọng những tín ngưỡng khác mình, những lý tưởng sống khác với mình, không chịu đựng nổi những phong tục tập quán khác với phong tục tập quán của mình.

Mặt khác, có quan điểm cho rằng con người hiện đại hôm nay có thể thực nghiệm những giá trị tâm linh của đạo Phật để giữ vững phẩm chất nhân bản, không bị tha hóa, nhất là thăng chứng nội tâm, thiết lập một đời sống hạnh phúc thật sự.

3. Phật giáo và con người lý tưởng

a. Tâm linh trong tôn giáo thần quyền chính là Phật tánh theo quan điểm Phật giáo.

Đạo Phật đề cao, tôn vinh con người, tuyên bố rằng con người có khả năng ngang hàng với Phật, là bậc toàn thiện và toàn giác, bởi lẽ con người nào cũng có Phật tánh, tức là tiềm năng thành Phật. Trong các kinh điển Đại thừa, con người được định nghĩa như là vị Phật sẽ thành, còn Phật Thích-ca cũng như các vị Phật khác trong quá khứ đều là những vị Phật đã thành. Vua Trần Nhân Tông, sau khi xuất gia đã trở thành Sơ tổ của phái Thiền Trúc Lâm, đã viết những câu đầy khích lệ như bài Cư trần lạc đạo phú:“Bụt ở cuông nhà, Chẳng phải tìm xa, Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt, Chỉn mới hay chính Bụt là ta”.

Một tuyên bố như thế, phát ra từ một thiền sư lỗi lạc, đã từng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vệ quốc của quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên Mông, đã khích lệ hàng triệu Phật tử Việt Nam, vượt lên trên những ham muốn thế tục, để thành tựu lý tưởng cao cả nhất, thành Phật.

Xã hội tốt đẹp lên nhờ có những con người có niềm tin như thế. Chân giá trị của Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung là nó hướng con người vươn tới cái toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ, mà biểu tượng nhân cách hóa chính là Đức Phật cũng như các giáo chủ của các tôn giáo thế giới khác.

b. Tác dụng nhiều mặt của cái nhìn lý tưởng: Người vốn là Phật.

Tất nhiên, cái nhìn của Trần Nhân Tông đối với con người là một cái nhìn lý tưởng, một niềm tin hơn là một nhận thức thực tế. Tuy là một cái nhìn lý tưởng, là một niềm tin, nhưng niềm tin đó có tác dụng lớn lắm, một khi nó lôi cuốn được nhiều người chấp nhận nó làm lý tưởng của đời mình:

Ta có cái nhìn bình đẳng đối với mọi người, không kể là sang trọng hay nghèo hèn, có trí thức hay vô học đều xứng đáng được kính trọng, vì tất cả đều có Phật tánh, đều là những vị Phật tương
Có cái nhìn khiêm tốn đối với tự thân, do lý tưởng thành Phật thì xa vời vợi, mà con người thật thì quá thấp kém; do đó dù đã hay đang làm được gì, chúng ta đều thấy chưa đủ, không có gì tự hào và tự mãn.
Bản thân phải cố gắng, phấn đấu không mệt mỏi, để dần dần rút ngắn khoảng cách giữa chúng ta là con người hiện thực và lý tưởng thành Phật.
Cốt lõi của toàn bộ công phu tu hành là biện tâm, tìm hiểu tâm, cải tạo tâm, nên cuộc sống nội tâm của người Phật tử ngày càng phong phú, cao quý, nó giúp cho con người vượt cao lên trên những ham muốn thế tục. Một con người như thế, thì đồng tiền không cám dỗ được, quyền uy không khuất phục được, sẽ toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc, đất nước và con người.

4. Hành trình tâm linh – Con đường thành tựu lý tưởng của Phật giáo

Khác với các tôn giáo thần quyền, đạo Phật không đòi hỏi tín đồ chỉ một chiều sùng bái và cầu Phật gia hộ, mà yêu cầu tín đồ phải nỗ lực để trở thành Phật. Như vua Trần Nhân Tông, vị thiền sư lỗi lạc đời Trần, đã chỉ rõ con người có thể thành Phật, vì con người vốn là Phật, nhưng chỉ tại mình quên mất gốc mình là Phật, nên mới đi tìm Phật ở trong chùa hay là trên núi. Chân lý này không những từ miệng thiền sư nói ra, mà người bình thường cũng nói, và nói rất là hình ảnh: “Phật ở trong nhà, đi cầu Thích Ca ở ngoài đường!”.

Chỉ cần giải thích thêm một chút, câu trên sẽ đủ nghĩa. Phật ở trong nhà nghĩa là Phật ở trong tâm mình, Phật chính là bản thân mình, nhưng bản thân mình lại không biết. Do đó, toàn bộ phương pháp tu hành của đạo Phật chỉ là một sự trở về, trở về với cái Ta thật của mình là Phật, trở về với cái tâm chân thật của mình là chân tâm, là cái tâm vốn giác ngộ và giải thoát.

a. Tâm lặng mà biết thì đó là ông Phật thật.

Con đường trở về đó theo Quốc sư Viên Chứng đã nói với vua Trần Thái Tông khi vua muốn bỏ ngôi vị để lên núi Yên Tử xuất gia: “Sơn bản vô Phật. Duy tồn hồ tâm. Tâm tịch nhi tri, thị vi chân Phật” (Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm. Tâm lặng mà biết, thì đó là ông Phật thật). Mấu chốt của toàn bộ sự nghiệp tu hành chỉ là làm cho tâm bình lặng.

Thực tế, tâm của người bình thường rất động, sống động: Tâm viên, ý mã, nghĩa là tâm như con vượn, ý như con ngựa. Kinh Pháp Cú, ở các bài kệ 33, 34, 35, 36 đều có những câu nói lên tình trạng rất động của tâm:“Tâm hoảng hốt, dao động, Khó hộ trì, khó nhiếp,..”; “Như cá quăng lên bờ, Vất ra ngoài thủy giới, Tâm này vùng vẫy mạnh,..”; “Tâm khó thấy, tế nhị, Theo các dục quay cuồng…”.

Trong các bài kệ trên, Đức Phật đã dùng những hình ảnh rất gây ấn tượng để nói cái tâm vùng vẫy mạnh, như con cá từ ở trong nước bị quăng lên bờ, nói cái tâm khó thấy, tế nhị chạy quay cuồng theo dục vọng. Tuy nhiên, cũng trong các bài kệ trên, Đức Phật cũng khẳng định khả năng của con người có thể cải tạo tâm, phòng hộ tâm, điều phục tâm: “Người trí làm tâm thẳng, Như thợ tên làm tên.” (Kệ 33); Tuy rằng, “Khó nắm giữ, kinh động, Theo các dục quay cuồng,nhưng mà Lành thay điều phục tâm, Tâm điều, an lạc đến.” (Kệ 35); “Người trí phòng hộ tâm, Tâm hộ, an lạc đến.” (Kệ 36). Tinh thần và lời các bài kệ trên đây cho thấy, tâm người dao động mạnh như thế, nhưng người có trí vẫn phòng hộ tâm được, điều phục tâm được, và nhờ sự phòng hộ và điều phục tâm thành công mà đem lại cho tâm sự an lạc, hạnh phúc.

Vậy thì phòng hộ tâm và điều phục tâm như thế nào? Kinh Phật thường khuyên: Chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm là suy nghĩ và nhớ đúng đắn, nhớ điều phải, điều lành. Tỉnh giác là tỉnh táo, có nghĩa là không được sống mơ hồ hay mơ màng, đầu óc phải luôn tỉnh táo. Còn các thiền sư Tây Tạng, thường dùng một lời khuyên rất có hình ảnh: Đưa tâm về nhà.

b. Đưa tâm trở về nhà.

Một phương pháp để làm cho tâm bình lặng, đó là đưa tâm về nhà. Thực tế, tâm người không chịu ở yên trong hiện tại mà hay nghĩ vơ vẩn vào các chuyện đã xảy ra trong quá khứ, hay các chuyện tương lai chưa xảy ra mà mình mơ ước. Mặt khác, tâm luôn luôn hiện hữu khi chúng ta làm bất cứ một điều gì. Khi nhìn, thì không phải chỉ nhìn bằng mắt, mà phải bằng cả cái tâm của mình nữa. Khi nói, không phải chỉ nói bằng miệng mà còn nói bằng tâm của mình nữa. Thậm chí khi suy nghĩ, cũng phải có ý thức rõ mình đang suy nghĩ gì.

Qua kinh nghiệm ta thấy, nếu nhìn bằng mắt mà tâm để đâu đâu thì không thể nhìn rõ. Phải thấy bằng mắt và bằng cả cái tâm của mình nữa, thì mới thấy rõ. Khổng Tử từng nói: “Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị” (Nếu tâm không có ở đó, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không biết, ăn mà không biết mùi vị). Cái tâm thức đó, sách Phật gọi là ý thức hay thức thứ sáu. Nếu tâm thức này mà không sanh khởi và hoạt động cùng với năm cảm quan đầu, thì nhận thức của năm cảm quan, như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân sẽ không được minh bạch. Kinh nghiệm này ai cũng biết nhưng đáng tiếc là không chú ý áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi công việc. Do đó, ta cần đem tâm về nhà là vậy.

c. Tâm luôn luôn nghĩ thiện, nhờ đó mà lời nói và hành vi đều thiện lành.

Có gì làm cho chúng ta bức xúc, hối hận bằng những ý nghĩ, lời nói và việc làm bất thiện, hại người, hại vật? Cũng không có gì làm cho tâm chúng ta bất an bằng những ham muốn không thỏa mãn.

Một phương pháp cơ bản để giữ cho tâm bình lặng là không làm điều ác, không hại người đồng thời cũng không ham muốn nhiều và biết đủ. Điều đó có nghĩa là bạn phải sống đạo đức, giữ đúng giới luật là điều kiện để thành tựu định tâm, đảm bảo cho tâm được bình lặng. Hơn nữa, theo đúng luật nhân quả nghiệp báo, kẻ làm điều ác mà không biết hối cải thì nhất định sẽ rước lấy quả báo ác và đau khổ. Nhưng cái gì thúc đẩy chúng ta nói điều ác và làm điều ác? Đó chính là tâm chúng ta. Trái lại, khi chúng ta nói lời thiện và làm điều thiện, thì cũng đều do tâm chúng ta nghĩ thiện.

Kinh Pháp Cú, hai bài kệ số 42 và 43, đều rất có ý nghĩa trong việc nêu bật vai trò của tâm trong hành vi thiện ác:“Kẻ thù hại kẻ thù, Oan gia hại oan gia, Không bằng tâm hướng tà, Gây ác cho tự thân”; “Điều mẹ, cha, bà, con, Không có thể làm được, Tâm hướng thiện làm được, Làm được còn tốt hơn”. Nói tóm lại, tâm của ta có thể là kẻ thù của chúng ta, nếu chúng ta không biết tu tập tâm, mặc cho tâm nghĩ ác, nghĩ bậy. Cũng một cái tâm ấy, nếu được tu tập, luôn luôn nghĩ thiện nghĩ lành thì chính tâm ấy là bạn của ta.

d. Tâm thiện chưa đủ, phải đạt tới cái tâm vô trú, tâm vô niệm.

Có tâm thuần thiện, không bao giờ nghĩ tà, nghĩ bậy là chuyện rất tốt, nhưng vẫn chưa đủ. Vì khi bạn nghĩ thiện, làm điều thiện thì chỉ giúp cho ta tránh không tái sanh vào cõi ác, được tái sanh vào các cõi lành. Nghĩa là, con người thiện vẫn luân hồi, nhưng chỉ luân hồi trong các cõi lành. Thế nhưng, mục đích tối hậu của đạo Phật là siêu việt lên trên thiện và ác, đạt tới lý tưởng giác ngộ và giải thoát, đạt tới cảnh giới toàn giác như Đức Phật vậy.

Phương pháp định tâm, cũng gọi là phương pháp Thiền, nếu thực hành kiên trì, đúng pháp thì sẽ giúp chúng ta đạt tới chỗ tâm hoàn toàn không còn vướng mắc, được giải thoát. Kinh Kim Cang, một bản kinh Đại thừa nổi tiếng có câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Nghĩa là tâm vị Bồ-tát tuy đối diện với sắc, với thanh, hương, vị, xúc tức là với mọi cảnh trần bên ngoài, nhưng không chấp thủ, không vướng mắc, thật sự xả, và giải thoát. Cái tâm vô trú và không chấp thủ đó, có sách gọi là cái tâm vô niệm, cái tâm dứt bỏ các niệm, các ý nghĩ, cái tâm hoàn toàn bình lặng và thanh tịnh, lâu dài và ổn định, thì có thể nói đó là một bước tiến bộ rất lớn trên con đường tu tập để thành tựu con người lý tưởng, tức là thành Phật.

e. Điều hòa hơi thở, theo dõi hơi thở, là phương pháp điều phục tâm rất hữu hiệu.

Phương pháp giản dị này được Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử trong những bài kinh nổi tiếng, hiện nay đang lưu hành ở khắp nơi, như các bài kinh Đại niệm xứ (Trường Bộ) và Niệm hơi thở vô, hơi thở ra (Trung Bộ). Hơi thở tuy là một hiện tượng sinh lý, nhưng lại rất quan hệ đến tâm thức, và ngược lại cũng vậy. Khi ngồi thiền, ta chỉ cần điều hòa hơi thở, theo dõi hơi thở ra vào một vài phút, tâm sẽ trở nên bình lặng. Ngay những người mới học hành thiền cũng đều cảm nhận điều này. Vấn đề là bạn phải kiên trì; nếu kiên trì, thì tiến bộ đạt được sẽ rất dễ thấy, rất đáng khích lệ.

Trên đây là một số phương pháp thực tập đời sống hướng nội trong cuộc hành trình tâm linh, tìm về miền giải thoát. 

 
Thích Phước Đạt

YẾN SÀO KHANG AN 


�� Yến Sào Thô: Giá Liên Hệ 0902568750;

�� Chân Yến Sạch: Giá Liên Hệ 0902568750;

�� Yến Vụn Đắp Tổ: Giá 2.300.000 vnđ/ Hộp/ 100gr;

 Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn: Giá 3.000.000 vnđ/ Hộp/ 100gr.

- Tỉ lệ sợi gãy/đứt và sợi nguyên: 50%-50% bề mặt, phần bụng sợi vụn.

�� Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn Đặc Biệt: Giá Liên Hệ 0902568750;

- Tỉ lệ sợi gãy/đứt và sợi nguyên: 10%-90% bề mặt, phần bụng sợi dài giống bề mặt tổ (tức 2 mặt đều yến sợi).

——————————————-

Bạn cần Yến Sạch - Yến chất lượng hãy điện thoại ngay cho chúng tôi. Trân trọng!

���� Liên Hệ: 0902568750.

Địa chỉ: 5b Phổ Quang, P2, Q. Tân Bình, HCMC

Nhận xét

Bài xem nhiều nhất

Chuyên cung cấp yến sào sỉ & lẻ - Yến Sào Cao Cấp Khang An - Bình Phước. LH: 0902568750

Chuyên cung cấp yến sào sỉ & lẻ - Yến Sào Cao Cấp KHANG AN - Bình Phước. -----------------------------❤️❤️❤️------------------------------- ⚡️Yến thô ⚡️Yến tinh chế ⚡️Yến rút lông nguyên tổ ⚡️Yến tươi ⚡️ Chân yến thô ⚡️ Chân yến làm sạch -------------------------------------------------------------------------- 📩☎️ Liên hệ sdt: 0902 568 750 (Zalo, viber, Whatsapp) - Giá tốt cho các khách mua sỉ,lẻ. -------------------------------------------------------------------------- #yensao#yensaosile#yentho#quatang#suckhoetuyen

Phân Phối Sỉ Yến Sào Thô - Giá: 19,000,000 vnđ/kg - Liên hệ: 0902568750

Phân Phối Sỉ Yến Sào Thô - Liên hệ: 0902568750 Giá: 19tr vnđ/kg ( giá bán tháng 3/2023); - Tổ yến: Từ 13 đến 15 tổ/ 100gr; - Xuất xứ: Bình Phước & Khánh Hòa. ------------- Hotline: 0902.568.750 -Mr Sơn www.yensaokhangan.com mail: yensaokhangan@gmail.com ------------- #yến #sào #thô #còn #lông

Nước yến sào cho người già lớn tuổi: lợi hay hại?

  Nước yến sào cho người già lớn tuổi: lợi hay hại? Ảnh minh họa Nếu bạn không có nhiều thời gian để chế biến tổ yến, có thể chọn yến chưng sẵn cho người già sử dụng. Nước yến chưng sẵn vừa dễ dàng sử dụng lại không lo lắng vấn đề bảo quản như tổ yến. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng có trong nước yến chưng sẵn kém so với yến sào nguyên chất vì vậy việc sử dụng yến sào nguyên chất cho người già lớn tuổi là lựa chọn hàng đầu vì yến sào nguyên chất mang hàm lượng dinh dưỡng cao và hơn hết chúng ta có thể đa dạng cách chế biến khác nhau tạo nên những món ăn vừa kích thích vị giác vừa mang lại dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe người cao tuổi. YẾN SÀO KHANG AN  ��   Yến Sào Thô: Giá Liên Hệ 0902-568-750; ��   Chân Yến Sạch:   Giá Liên Hệ  0902-568-750 ; ��   Yến Vụn Đắp Tổ:   Giá 2.300.000 vnđ/ Hộp/ 100gr; �   Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn :   Giá 3.000.000 vnđ/ Hộp/ 100gr. - Tỉ lệ sợi gãy/đứt và sợi nguyên: 50%-50% bề mặt, phần bụng sợi vụn. ��   Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn Đặc Biệt :   Giá Liê

Sinh tố nho mát lạnh ngày hè nuôi dưỡng làn da căng mọng

  Việc bảo quản nông sản tươi càng tốt thì càng giữ được lâu hàm lượng vitamin. Nếu ăn không hết bạn có thể đông lạnh nho để giữ nguyên hương vị và có lợi cho sức khỏe Sự kiện:  Kiến thức chăm sóc da �   Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn :   Giá 3.000.000 vnđ/ Hộp/ 100gr - Tel:0902-568-750 Sự phong phú của các sản phẩm tươi vào mùa hè khiến bạn thường xuyên mua thừa thãi dẫn đến phí phạm vì đồ nhanh ôi, hỏng. Tuy vậy, việc bảo quản nông sản tươi càng tốt thì càng giữ được lâu hàm lượng vitamin. Nếu ăn không hết bạn có thể đông lạnh chúng để giữ nguyên hương vị và có lợi cho sức khỏe. Nho từ xa xưa đã được công nhận là thực phẩm của các vị thần, một loại trái cây giúp làn da trẻ đẹp. Chứa nhiều vitamin K, C và B6, kali, đồng, chất điện giải và khoáng chất, nho cũng rất giàu chất dinh dưỡng thực vật carotene, lutein và zeaxanthin, tất cả đều là những chất chống oxy hóa mạnh. Nho là một nguồn chất dinh dưỡng tuyệt vời để bảo vệ làn da của bạn sức khỏe tổng thể và lâu dài, chứa một lượng chất xơ

8 lợi ích khi thức dậy sớm

  (VTC News) -  Nghiên cứu khoa học chứng minh người dậy sớm mới là người tận hưởng sức khỏe, hạnh phúc, sự minh mẫn và vô số lợi ích khác. �   Tổ Yến Làm Sạch Tiêu Chuẩn :   Giá 3.000.000 vnđ/ Hộp/ 100gr - Tel:0902-568-750 Giúp giảm cân: Thời gian bạn tiếp xúc với ánh sáng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Những người tiếp xúc với ánh sáng chủ yếu vào buổi sáng có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn những người tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn vào buổi chiều. Lái xe an toàn hơn: Khi chuyên gia yêu cầu các “cú đêm” lái xe vào lúc 8h sáng, không ngạc nhiên khi thấy họ lái xe ẩu hơn và mất tập trung hơn so với thời điểm 8h tối. Tuy nhiên, khi những người dậy sớm được yêu cầu tương tự, họ cho thấy sự tập trung và cẩn thận vào cả hai thời điểm trong ngày. Đó là bởi người dậy sớm thường chú ý đến chi tiết hơn, tập trung cao độ hơn. Chủ động hơn: Mặc dù người thức khuya thường thông minh và sáng tạo hơn người dậy sớm, nhưng người dậy sớm lại có khả năng thành công cao hơn trong kinh doanh.

7 cách tự xem mình Còn Sống được bao lâu - Sống Khỏe

  7 cách tự kiểm tra mình đoản thọ hay sống lâu... Theo như các chuyên gia về sức khỏe, không có cách chắc chắn nào để xác định chính xác chúng ta sẽ sống được bao lâu, nhưng hiện tại có một số ít các bài kiểm tra quý vị có thể thực hiện để biết tình hình sức khỏe cũng như mình có thể sống đến “đầu bạc răng long” hay không. Để biết chi hơn về các cách nhận biết này mời quý vị theo dõi video sau đây #songkhoe   #songkhoesongtot

Bệnh tay chân miệng bùng phát ở TP HCM

  TP HCM–  Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, chật kín bệnh nhi tay chân miệng, hơn 200 trẻ điều trị ngoại trú, 43 trẻ nằm viện, cao gấp đôi tháng trước. Từ đầu tháng 10, số ca tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 bắt đầu tăng. Hiện, trung bình mỗi ngày khoa Nhiễm - Thần kinh nhận nội trú mới khoảng 20 bé. Tổng số bệnh nhi nằm viện dao động 40-50 trẻ, trong đó luôn có 3-4 bé bị nặng, phải hồi sức tích cực. Riêng phòng khám ngoại trú tiếp nhận 200 trẻ bị tay chân miệng mỗi ngày, bác sĩ Dư Tuấn Quy, phó trưởng khoa cho biết. Suốt hơn nửa đầu năm, vì ảnh hưởng của Covid-19, trẻ chưa đi học lại nên số ca bệnh rải rác không đáng kể. Bác sĩ Quy dự báo dịch tay chân miệng đã vào chu kỳ bùng phát nhưng chưa chạm đỉnh, sẽ còn tăng mạnh trong những tuần sắp tới. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố, tuần qua TP HCM ghi nhận 886 ca tay chân miệng, cao nhất từ đầu năm đến nay. Trong đó, quận 5, Bình Thạnh, Cần Giờ, Gò Vấp ghi nhận số ca bệnh trong tuần tă