1. Bà bầu ăn tổ yến có tốt không?
Từ lâu yến đã được coi là “thần dược” cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, yến sào thời xưa được xem là món ăn quý dành riêng cho vua chúa.
Bà bầu ăn tổ yến có tốt không? Chắc chắn câu trả lời là có. Bởi, trong tổ yến có hàm lượng protein lên tới 45 – 55%. Hàm lượng protein này duy trì năng lượng cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Với 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho thể, tổ yến thường được sử dụng cho những trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, khí huyết kém,…
Bà bầu duy trì thói quen ăn tổ yến hàng ngày sẽ cung cấp nhiều các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ như:
- Proline ngăn ngừa xơ cứng động mạch, duy trì huyết áp ổn định.
- Glucosamine: điều trị thoái hóa khớp, phục hồi sụn bao khớp…
- Aspartic acid: loại bỏ các độc tố gây tổn hại cho hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, căng thẳng trong thai kỳ.
- Cystein và Phenylalanine: tăng cường trí nhớ, tăng hấp thu vitamin D…
2. Bà bầu ăn yến có tác dụng gì?
Dưới đây là những lợi ích mà tổ yến đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi, cụ thể như sau:
2.1. Yến chưng giúp giảm một số triệu chứng của thai nghén
Giai đoạn kỳ tam cá nguyệt thứ nhất hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng mệt mỏi, ốm nghén, chóng mặt, buồn nôn… Theo Lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y Việt Nam) cho biết, tổ yến được dùng cho các trường hợp mệt mỏi, biếng ăn… Sử dụng tổ yến với một lượng vừa đủ giúp bà bầu vượt qua các triệu chứng ốm nghén hiệu quả.
2.2. Bổ sung chất dinh dưỡng
Bà bầu ăn yến sào có tác dụng gì? Như đã nói ở trên, trong tổ yến rất giàu axit amin, protein và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Giai đoạn mang thai việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng. Vì thế, bà bầu có thể kết hợp ăn yến để nâng cao sức khỏe, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
2.3. Tăng sức đề kháng
Sức đề kháng của bà bầu thường yếu hơn so với người bình thường. Do đó, nếu cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng của bà bầu rất dễ bị suy yếu. Hoạt chất aspartic acid có trong tổ yến có tác dụng tạo globulin để nâng cao sức đề kháng cho bà bầu. Chỉ khi mẹ bầu được khỏe mạnh thì thai nhi mới được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
2.4. Chống rạn da, thâm nám
Làm đẹp da trong thai kỳ luôn là băn khoăn của mẹ bầu. Trong tổ yến có threonine giúp hình thành collagen và elastin. Đây là 2 hợp chất quan trọng duy trì làn da khỏe mạnh, tươi trẻ. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng thâm nám, rạn da thai kỳ hiệu quả cho mẹ bầu.
2.5. Giảm stress
Thành phần axit amin Tryptophan có trong các loại yến sào giúp chống lại triệu chứng trầm cảm, stress hữu hiệu. Loại axit này cũng góp phần làm tăng hưng phấn, giúp bà bầu luôn được thư giãn.
2.6. Thanh nhiệt, chống viêm
Trong thai kỳ, bà bầu thường bị thiếu sắt và canxi. Điều này sẽ đi kèm với các triệu chứng ợ nóng, táo bón, đau nhức… Kết hợp sử dụng tổ yến, trái cây và rau xanh hàng ngày giúp thanh nhiệt, chống viêm hiệu quả trong thai kỳ.
2.7. Giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện
Khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi cần glycine và alanine để phát triển hoạt động của não bộ. Trong tổ yến có nhiều axit folic, glycine và alanine có nhiệm vụ quan trọng duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh của thai nhi.
2.8. Giúp giảm các triệu chứng đau nhức tay chân ở bà bầu
Tác dụng giảm đau nhức tay chân trong thai kỳ cũng là yếu tố đánh giá bà bầu ăn tổ yến có tốt không. Khoáng chất có trong tổ yến có tác dụng tăng hoạt động mạch máu. Đồng thời, sẽ hạn chế tối đa sự chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau nhức tay chân trong những tháng cuối thai kỳ.
3. Bà bầu ăn yến như thế nào là tốt nhất?
3.1. Nên ăn sau tam cá nguyệt thứ nhất
Theo Đông Y, tổ yến có vị ngọt, tính hàn và dễ gây lạnh bụng. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, lúc này thai nhi vẫn còn yếu. Bà bầu được các bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế sử dụng tổ yến trong giai đoạn này.
3.2. Không nên ăn quá nhiều
Ăn yến trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách ăn tổ yến sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: dọa sảy thai, thai nhi sinh ra bị hen suyễn, dị ứng bẩm sinh…
Vì thế, theo các bác sĩ khuyến cáo bà bầu chỉ nên ăn:
- Tối đa là 3 gram yến/ngày.
- Mỗi tuần nên ăn 3 lần.
- Với phụ nữ mang thai tháng thứ 4, mỗi lần chỉ ăn 1 chén nhỏ.
- Mang thai tháng thứ 5 – 6, mỗi tháng chỉ ăn 100 gram, chia đều làm 15 phần ăn trong 2 tháng.
- Mang thai tháng thứ 7 thì giảm khẩu phần ăn xuống. Ăn tổ yến theo chu kỳ 3 ngày/chén yến nhỏ.
3.3. Nên chưng yến với đường phèn
Theo đó, yến chưng với đường phèn sẽ đảm bảo được hương vị. Đặc biệt, phương pháp ăn yến này sẽ lưu giữ được thành phần giá trị dinh dưỡng quý trong yến như: khoáng chất, vitamin, protein…
3.4. Thêm một lát gừng
Một lưu ý quan trọng khi chưng tổ yến là cho thêm một lát gừng. Tính nóng có trong gừng sẽ làm trung hòa tính mát của tổ yến, giúp bà bầu hấp thụ trọn vẹn hàm lượng giá trị dinh dưỡng có trong sản phẩm.
4. Cách làm món yến chưng đường phèn ngon bổ cho bà bầu sau 3 tháng
Hiện nay có rất nhiều cách chế biến tổ yến khác nhau. Tùy vào nhu cầu cũng như cơ địa của từng mẹ bầu có thể lựa chọn cách làm yến sào phù hợp nhất. Tuy nhiên cách đơn giản và hiệu quả nhất vẫn là món yến chưng đường phèn.
Để làm món yến chưng đường phèn thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu sau 3 tháng đầu thai kỳ, bạn nên thực hiện như sau:
- Ngâm yến với nước sạch trong 3 giờ (nếu tổ yến chưa được làm sạch, hãy dùng nhíp để nhặt các tạp chất và lông chim).
- Sau khi ngâm xong, vớt tổ yến ra để ráo.
- Đem tổ yến chưng cách thủy trong khoảng 10 đến 15 phút (lưu ý cho thêm 1 lát gừng vào để chưng cách thủy cùng).
- Để lửa liu riu và đợi cho đến khi yếu mềm thì tắt bếp.
- Cho đường phèn vào ăn cùng với yến.
Thời điểm ăn tổ yến chưng đường tốt nhất cho bà bầu được khuyến cáo là khi đói, trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Đây là thời điểm cơ thể dễ dàng hấp thu những giá trị dinh dưỡng quý có trong yến sào.
Nhận xét
Đăng nhận xét